Phát huy truyền thống 25 năm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình tiếp tục “Đổi mới, kết nối, vì mọi người, ở mọi nơi”
Cách mạng tháng Tám thành công; trong những ngày sục sôi khí thế cách mạng ấy, một số nhân sĩ, trí thức yêu nước đứng ra vận động và xin phép thành lập Ban Hồng Thập tự Việt Nam (tiền thân của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Một ngày đầu xuân năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và làm việc với Đại biểu Ban vận động thành lập Hồng Thập tự Việt Nam, Bác đã hỏi về tình hình lớp cứu thương đang mở, về việc lập Hội, tôn chỉ mục đích và dự kiến chương trình hoạt động, Bác giảng giải về hoạt động của một số Hội Hồng thập tự các nước và một vài tổ chức nhân đạo khác, Bác chỉ dẫn phương hướng hoạt động của Hồng thập tự nước ta và Bác đã khuyên: “Phải xuất phát từ tình thương yêu nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”.
Từ những lời căn dặn, chỉ dẫn của Bác, ngày 23/11/1946 Đại hội đại biểu Hồng thập tự Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Đình làng Thanh Ấm, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội), Hội Hồng thập tự Việt Nam chính thức được thành lập. Đại hội suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự của Hội và Người là Chủ tịch danh dự của Hội trong suốt 23 năm tới khi Người qua đời; Bác sĩ Vũ Đình Tụng được bầu làm Hội trưởng. Kể từ đó, ngày 23/11/1946 đã đi vào lịch sử của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Tiếp bước truyền thống vẻ vang của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, ngày 06/7/1992 Hội Chữ thập đỏ tỉnh được thành lập sau khi tái lập tỉnh Ninh Bình; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình thuộc hệ thống tổ chức của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, là tổ chức xã hội, hoạt động nhân đạo trong phạm vi tỉnh Ninh Bình, tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và 07 nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, đó là: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu. Trải qua Năm kỳ đại hội, hệ thống tổ chức Hội ngày càng được củng cố vững chắc, đến nay toàn Hội có 186 cơ sở hội; 162 cán bộ hội chuyên trách 3 cấp; 25.193 hội viên; 5018 tình nguyện viên; 36.804 thanh thiếu niên; trong đó cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh là 12 cán bộ và các huyện, thành phố là 14 cán bộ.
Trong những ngày đầu mới thành lập việc thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ gặp không ít khó khăn, trong điều kiện tỉnh nhà mới thành lập. Trong điều kiện đó, các cấp Hội luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Chữ thập đỏ với Mặt trận tổ quốc, các cơ quan, ban, ngành đoàn thể, các tổ chức tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở; đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, trách nhiệm với công tác Hội. Bên cạnh đó là sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong công tác nhân đạo. Từ những thuận lợi cơ bản đó, đã tiếp thêm sức mạnh để cán bộ, hội viên Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình đoàn kết, phát huy vai trò, vị thế của Hội trong việc tổ chức các hoạt động nhân đạo trong suốt chặng đường 25 năm qua, nhiều hoạt động trọng tâm, tiêu biểu được thực hiện, đó là: Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”; cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; công tác cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo đã được thực hiện có hiệu quả, trong giai đoạn 2010-2017, đã vận động được gần 30 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 50.000 lượt đối tượng là người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ ngày càng đi vào chiều sâu, mang tính chuyên nghiệp và có hiệu quả rõ nét; các cấp Hội đã thành lập các đội tình nguyện viên, đội thanh niên xung kích Chữ thập đỏ, đội ứng phó khẩn cấp tại cộng đồng, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi thiên tai, bão lũ, thảm họa xảy ra. Hoạt động trồng rừng ngập mặn đã được cán bộ, hội viên, tình nguyện viên nhiệt tình tham gia và đã trở thành thương hiệu của Hội; đến nay những cánh rừng ngập mặn của Hội có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đê biển Bình Minh 3, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tạo sinh kế lâu dài cho cộng đồng dân cư khu vực ven biển. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân dựa vào cộng đồng, hoạt động sơ cấp cứu đã đạt được hiệu quả thiết thực; các cấp Hội đã vận động nguồn lực, phối hợp Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện tổ chức các đợt khám bệnh nhân đạo cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, gia đình chính sách...; trong giai đoạn vừa qua đã tổ chức 300 buổi khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc tây y, đông y miễn phí, trị giá trên 3 tỷ đồng cho 11.000 đối tượng; mổ đục thuỷ tinh thể cho 350 người cao tuổi, trị giá gần 01 tỷ đồng; duy trì hoạt động của 05 điểm cấp cứu người bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Công tác vận động hiến máu tình nguyện đã đạt được kết quả tích cực, đã huy động được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia công tác hiến máu tình nguyện, trong 5 năm trở lại đây, đã vận động được trên 30.000 người đăng ký hiến máu tình nguyện, tiếp nhận 21.000 đơn vị máu (tương đương 5250 lít máu) đáp ứng kịp thời cho việc cấp cứu và điều trị người bệnh, việc hiến máu đảm bảo an toàn tuyệt đối. Điểm nổi bật đó là các cấp Hội đã tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo, vận động nhân dân tham gia đăng ký hiến giác mạc, từ năm 2007 đến nay toàn tỉnh có trên 15.000 người đăng ký hiến giác mạc, trong đó có 250 người hiến giác mạc, nhiều đơn vị bạn đến học tập, trao đổi kinh nghiệm, là đơn vị đứng đầu trên toàn quốc trong hoạt động vận động hiến giác mạc. Công tác vận động nguồn lực ngày càng chuyên nghiệp, kết quả vận động nguồn lực ngày càng tăng, các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên tham gia xây dựng quỹ hội, với nhiều hình thức đa dạng, như: Đặt thùng quỹ nhân đạo, sổ vàng nhân đạo, nuôi lợn tiết kiệm, hũ gạo tiết kiệm...Từ những hoạt động công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ có hiệu quả đó đã có sức lan tỏa mạnh mẽ rộng khắp trong xã hội, được các cấp ủy đảng, chính quyền đánh giá cao, cộng đồng xã hội ghi nhận. Từ những sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, hội viên, tình nguyện các cấp Hội, trong thời gian qua đã có 500 cá nhân được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kỷ niệm Chương vì sự nghiệp nhân đạo; có 20 tập thể được tặng cờ của UBND tỉnh, Trung ương Hội; 685 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của UBND tỉnh, Trung ương Hội; 700 tập thể, cá nhân được tặng giấy khen; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình rất vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng phần thưởng cao quý Huân Chương Lao động Hạng Nhì và Hạng Ba.
Phát huy truyền thống tốt đẹp 25 năm của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình; mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác hội và phong trào Chữ thập đỏ trong giai đoạn mới được xác định, đó là: Tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền về công tác nhân đạo; làm tốt công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước để thực hiện tốt công tác nhân đạo trong tình hình mới. Tập trung xây dựng tổ chức hội vững mạnh; chăm lo công tác cán bộ Hội, phát triển lực lượng hội viên, tình nguyện viên, đội xung kích Chữ thập đỏ. Tổ chức tốt hoạt động nhân đạo, nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, phòng chống thiên tai; triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân dựa vào cộng đồng; vận động hiến máu tình nguyện, hiến giác mạc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đối ngoại nhân đạo, vận động nguồn lực phục vụ các hoạt động nhân đạo.
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình (6/7/1992-6/7/2017); Hội Chữ thập đỏ tỉnh xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, hội viên các cấp Hội đã tạo điều kiện, đồng hành, chung tay cùng với Hội Chữ thập đỏ tỉnh thực hiện tốt công tác nhân đạo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Với truyền thống tốt đẹp và khí thế hào hùng sau 25 năm xây dựng và phát triển; với vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo, toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình, bằng những việc làm, hành động cụ thể, thi đua, sáng tạo, tiếp tục “Đổi mới, kết nối vì mọi người, ở mọi nơi” phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình lần thứ V, nhiệm kỳ 2016-2021 đã đề ra, xứng đáng với sự tin tưởng, niềm tin yêu của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân./.
Tiếp bước truyền thống vẻ vang của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, ngày 06/7/1992 Hội Chữ thập đỏ tỉnh được thành lập sau khi tái lập tỉnh Ninh Bình; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình thuộc hệ thống tổ chức của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, là tổ chức xã hội, hoạt động nhân đạo trong phạm vi tỉnh Ninh Bình, tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và 07 nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, đó là: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu. Trải qua Năm kỳ đại hội, hệ thống tổ chức Hội ngày càng được củng cố vững chắc, đến nay toàn Hội có 186 cơ sở hội; 162 cán bộ hội chuyên trách 3 cấp; 25.193 hội viên; 5018 tình nguyện viên; 36.804 thanh thiếu niên; trong đó cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh là 12 cán bộ và các huyện, thành phố là 14 cán bộ.
Trong những ngày đầu mới thành lập việc thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ gặp không ít khó khăn, trong điều kiện tỉnh nhà mới thành lập. Trong điều kiện đó, các cấp Hội luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Chữ thập đỏ với Mặt trận tổ quốc, các cơ quan, ban, ngành đoàn thể, các tổ chức tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở; đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, trách nhiệm với công tác Hội. Bên cạnh đó là sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong công tác nhân đạo. Từ những thuận lợi cơ bản đó, đã tiếp thêm sức mạnh để cán bộ, hội viên Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình đoàn kết, phát huy vai trò, vị thế của Hội trong việc tổ chức các hoạt động nhân đạo trong suốt chặng đường 25 năm qua, nhiều hoạt động trọng tâm, tiêu biểu được thực hiện, đó là: Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”; cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; công tác cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo đã được thực hiện có hiệu quả, trong giai đoạn 2010-2017, đã vận động được gần 30 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 50.000 lượt đối tượng là người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ ngày càng đi vào chiều sâu, mang tính chuyên nghiệp và có hiệu quả rõ nét; các cấp Hội đã thành lập các đội tình nguyện viên, đội thanh niên xung kích Chữ thập đỏ, đội ứng phó khẩn cấp tại cộng đồng, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi thiên tai, bão lũ, thảm họa xảy ra. Hoạt động trồng rừng ngập mặn đã được cán bộ, hội viên, tình nguyện viên nhiệt tình tham gia và đã trở thành thương hiệu của Hội; đến nay những cánh rừng ngập mặn của Hội có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đê biển Bình Minh 3, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tạo sinh kế lâu dài cho cộng đồng dân cư khu vực ven biển. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân dựa vào cộng đồng, hoạt động sơ cấp cứu đã đạt được hiệu quả thiết thực; các cấp Hội đã vận động nguồn lực, phối hợp Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện tổ chức các đợt khám bệnh nhân đạo cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, gia đình chính sách...; trong giai đoạn vừa qua đã tổ chức 300 buổi khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc tây y, đông y miễn phí, trị giá trên 3 tỷ đồng cho 11.000 đối tượng; mổ đục thuỷ tinh thể cho 350 người cao tuổi, trị giá gần 01 tỷ đồng; duy trì hoạt động của 05 điểm cấp cứu người bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Công tác vận động hiến máu tình nguyện đã đạt được kết quả tích cực, đã huy động được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia công tác hiến máu tình nguyện, trong 5 năm trở lại đây, đã vận động được trên 30.000 người đăng ký hiến máu tình nguyện, tiếp nhận 21.000 đơn vị máu (tương đương 5250 lít máu) đáp ứng kịp thời cho việc cấp cứu và điều trị người bệnh, việc hiến máu đảm bảo an toàn tuyệt đối. Điểm nổi bật đó là các cấp Hội đã tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo, vận động nhân dân tham gia đăng ký hiến giác mạc, từ năm 2007 đến nay toàn tỉnh có trên 15.000 người đăng ký hiến giác mạc, trong đó có 250 người hiến giác mạc, nhiều đơn vị bạn đến học tập, trao đổi kinh nghiệm, là đơn vị đứng đầu trên toàn quốc trong hoạt động vận động hiến giác mạc. Công tác vận động nguồn lực ngày càng chuyên nghiệp, kết quả vận động nguồn lực ngày càng tăng, các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên tham gia xây dựng quỹ hội, với nhiều hình thức đa dạng, như: Đặt thùng quỹ nhân đạo, sổ vàng nhân đạo, nuôi lợn tiết kiệm, hũ gạo tiết kiệm...Từ những hoạt động công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ có hiệu quả đó đã có sức lan tỏa mạnh mẽ rộng khắp trong xã hội, được các cấp ủy đảng, chính quyền đánh giá cao, cộng đồng xã hội ghi nhận. Từ những sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, hội viên, tình nguyện các cấp Hội, trong thời gian qua đã có 500 cá nhân được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kỷ niệm Chương vì sự nghiệp nhân đạo; có 20 tập thể được tặng cờ của UBND tỉnh, Trung ương Hội; 685 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của UBND tỉnh, Trung ương Hội; 700 tập thể, cá nhân được tặng giấy khen; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình rất vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng phần thưởng cao quý Huân Chương Lao động Hạng Nhì và Hạng Ba.
Phát huy truyền thống tốt đẹp 25 năm của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình; mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác hội và phong trào Chữ thập đỏ trong giai đoạn mới được xác định, đó là: Tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền về công tác nhân đạo; làm tốt công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước để thực hiện tốt công tác nhân đạo trong tình hình mới. Tập trung xây dựng tổ chức hội vững mạnh; chăm lo công tác cán bộ Hội, phát triển lực lượng hội viên, tình nguyện viên, đội xung kích Chữ thập đỏ. Tổ chức tốt hoạt động nhân đạo, nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, phòng chống thiên tai; triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân dựa vào cộng đồng; vận động hiến máu tình nguyện, hiến giác mạc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đối ngoại nhân đạo, vận động nguồn lực phục vụ các hoạt động nhân đạo.
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình (6/7/1992-6/7/2017); Hội Chữ thập đỏ tỉnh xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, hội viên các cấp Hội đã tạo điều kiện, đồng hành, chung tay cùng với Hội Chữ thập đỏ tỉnh thực hiện tốt công tác nhân đạo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Với truyền thống tốt đẹp và khí thế hào hùng sau 25 năm xây dựng và phát triển; với vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo, toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình, bằng những việc làm, hành động cụ thể, thi đua, sáng tạo, tiếp tục “Đổi mới, kết nối vì mọi người, ở mọi nơi” phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình lần thứ V, nhiệm kỳ 2016-2021 đã đề ra, xứng đáng với sự tin tưởng, niềm tin yêu của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân./.
Nguồn:
chuthapdoninhbinh.org.vn