A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình với Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”

Thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động; trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện, nội dung Cuộc vận động trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh, đã thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia.
 
 Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn các cấp Hội triển khai Cuộc vận động với những biện pháp, cách làm cụ thể, gắn với thực hiện nhiệm vụ tham gia góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; hằng năm tiến hành tổ chức phát động ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị Hội cơ sở, định kỳ sơ kết, rút kinh nghiệm; nội dung tiêu chí Cuộc vận động được quán triệt, lồng ghép vào các hoạt động Chữ thập đỏ như phong trào:“Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”,“Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật”...
Để thực hiện tốt Cuộc vận động các cấp Hội đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được trợ giúp để xác định những địa chỉ nhân đạo. Với mục tiêu vận động toàn xã hội đồng hành tham gia Cuộc vận động, trên cơ sở hồ sơ các “Địa chỉ nhân đạo” được khảo sát, các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên đăng ký trợ giúp, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Đưa tin, tuyên truyền các giá trị nhân đạo trên đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo Ninh Bình, phát trên Đài truyền thanh 3 cấp, trên trang mạng xã hội: fanpage, faecbook, Website của Hội, tuyên truyền lồng ghép với các hội nghị của tỉnh Hội…Thông qua đó nhằm giới thiệu kết nối các “Địa chỉ nhân đạo” đến với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để các nhà hảo tâm chia sẻ, cảm thông và lựa chọn hình thức trợ giúp thích hợp, sát với hoàn cảnh và nhu cầu của đối tượng, tập trung vào các hình thức trợ giúp thường xuyên, như: Khám chữa bệnh nhân đạo, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, xây nhà Chữ thập đỏ, cấp học bổng hoặc những hình thức hỗ trợ khác theo hướng phát triển bền vững (trợ vốn chăn nuôi, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật nghèo…).
Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động, trên địa bàn tỉnh đã có 30 tổ chức và 20 cá nhân đăng ký nhận trợ giúp cho 450 lượt các “Địa chỉ nhân đạo”, trị giá tiền và quà tặng trên 01 tỷ đồng. Có được kết quả đó, bên cạnh sự chủ động, tích cực của cán bộ, hội viên các cấp Hội, các cấp Hội luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện Cuộc vận động xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân có những việc làm và phương pháp vận động sáng tạo hiệu quả, tiêu biểu trở thành những điểm sáng cho Cuộc vận động, như: Hội Chữ thập đỏ thành phố Tam Điệp, Hội Chữ thập đỏ thị trấn Nho Quan, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm dioxin tại Pháp (VNED)…Chính vì vậy, việc thực hiện Cuộc vận động qua các năm đều tăng về số lượng “Địa chỉ nhân đạo”, giá trị trợ giúp ngày càng tăng; đã trợ giúp kịp thời, thiết thực, trực tiếp đến các đối tượng, qua đó giúp đối tượng vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng, góp phần thúc đẩy phong trào “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện”. Đặc biệt là việc thực hiện Cuộc vận động đã chuyển hướng tư duy, nhận thức của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên các cấp Hội về tổ chức các hoạt động Chữ thập đỏ dựa vào cộng đồng, chuyển từ vận động "Điểm" là chính sang vận động diện rộng và cộng đồng trách nhiệm trên cơ sở hợp tác đối tác, từ đó khẳng định vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối, vai trò điều phối của tổ chức Hội trong hoạt động Chữ thập đỏ, góp phần giảm bớt tình trạng chồng chéo, trùng lặp, thiếu công bằng trong hoạt động nhân đạo. Từ đó góp phần nâng cao năng lực vận động nguồn lực, tính chuyên nghiệp trong hoạt động nhân đạo của tổ chức Hội được nâng lên; sự phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức trong hoạt động nhân đạo ngày càng hiệu quả hơn.
Qua trên 5 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động đã khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ các cấp, đặc biệt là sự nhiệt tình, tích cực hưởng ứng của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên các cấp Hội đã gắn bó chặt chẽ với đối tượng, địa bàn, gắn nhiệm vụ của Hội với việc thực hiện chủ trương, đường lối của đảng, chính sách của nhà nước đối với công tác xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện, bài học kinh nghiệm đối với các cấp Hội, đó là: Cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về Cuộc vận động, coi đó là nhiệm vụ chiến lược, có tính lâu dài của Hội, thông qua Cuộc vận động để khẳng định vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối, vai trò điều phối của Hội Chữ thập đỏ các cấp. Việc xác định lập hồ sơ các đối tượng cần được tiến hành công khai, dân chủ, minh bạch với các tiêu chí rõ ràng; sự trợ giúp phải mang tính phát triển bền vững. Việc vận động cần thực hiện từ cán bộ, hội viên trước, đảm bảo hiệu quả, qua đó mà vận động hoặc tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cùng tham gia. Coi trọng chỉ đạo điểm, lựa chọn mô hình vận động gây quỹ, mô hình trợ giúp đối tượng phù hợp; công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, giúp chỉ ra những điểm hạn chế, yếu kém để khắc phục, rút kinh nghiệm. Chú trọng tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo Cuộc vận động và vận động các tổ chức, cá nhân tại địa bàn, trước hết là Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đồng hành tham gia Cuộc vận động. Coi trọng công tác thi đua, khen thưởng, thông tin, tuyên truyền; thường xuyên, kịp thời tuyên truyền, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong Cuộc vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng; gắn thực hiện Cuộc vận động của Hội với thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh.
 
Nhằm duy trì và nâng cao chất lượng Cuộc vận động, trong thời gian tới Hội Chữ thập đỏ tỉnh tiếp thu những kinh nghiệm, ý kiến chia sẻ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, để tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, tổ chức điều tra nắm bắt, phân loại các đối tượng cần giúp đỡ, hướng sự trợ giúp theo mục tiêu của Cuộc vận động. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, từ đó cụ thể hóa thành các hoạt động thiết thực. Tăng cường phối hợp với cơ quan truyền thông, nâng cao các hoạt động tuyên truyền vận động, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện Cuộc vận động, nhất là các cá nhân và hộ gia đình được trợ giúp đã vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" là Cuộc vận động mang tính lâu dài, thường xuyên, xuyên suốt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ công tác hội. Phát huy kết quả thực hiện Cuộc vận động, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động bằng những việc làm, hành động cụ thể thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Cuộc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11/1946 - 23/11/2016./.

Tác giả: Xuân Kỳ- P. Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Ninh Bình
Nguồn: chuthapdoninhbinh.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thống kê truy cập
Hôm nay : 57
Hôm qua : 145
Năm 2024 : 14.904
Năm trước : 64.366
Tổng số : 257.847