A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình với công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Những năm qua, các cấp Hội CTĐ trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Hội CTĐ các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên CTĐ về công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác phòng, chống dịch bệnh và các chương trình Y tế chăm sóc sức khỏe ở địa phương. Các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thông tin, truyền thông, giáo dục sức khoẻ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền thông nhóm, truyền thông tại hộ gia đình... góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác phòng, chống dịch bệnh, rèn luyện sức khỏe, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS, dân số - KHHGĐ giúp người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với ngành Y tế, các tổ chức nhân đạo, các tập thể, các nhà hảo tâm khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân. Đối tượng được khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí là những đối tượng hội viên CTĐ, người cao tuổi, thương bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, hộ nghèo... Những năm gần đây thực hiện kế hoạch số 147/ KH- YT, ngày 14/01/2015 về việc "Khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng", các cấp hội đã phối hợp với ngành Y tế, đặc biệt là Câu lạc bộ Thày thuốc Trẻ, bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, thành phố, Nhà thuốc Vũ Duyên tổ chức 11 đợt khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và thăm hỏi ốm đau cho 7950 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trị giá 750 triệu.Về an toàn giao thông, đã phối hợp với ngành Y tế tổ chức tập huấn 04 lớp sơ cấp cứu cho 550 tình  nguyện viên đối tượng là: Lái xe tatxi, tình nguyện viên Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh, trị  giá hoạt động 250 triệu.
    Được sự hỗ trợ của trung ương Hội, các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm: Hội Chữ thập đỏ tình Ninh Bình đã gửi 362 người đi lắp chi giả miễn phí, trợ giúp cho hàng trăm đối tượng nhiễm chất độc da cam, vận động hàng ngàn chiếc xe lăn, xe lắc cho người nghèo bị khuyết tật.
    Một hoạt động mang tính nổi bật trong công tác Hội đó là công tác vận động hiến tặng giác mạc sau khi qua đời: Từ ca đầu tiên là bà Nguyễn Thị Hoa 83 tuổi xã Cồn Thoi năm 1997 là người đầu tiên ở Việt Nam đã hiến tặng giác mạc sau khi qua đời đem lại ánh sáng cho người mù, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh đã được tổ chức ORBIS hỗ trợ đào tạo tập huấn viên và đào tạo 80 tình nguyên viên tham gia tuyên truyền vận động hiến tặng giác mạc sau khi qua đời; đồng thời được sự vào cuộc của cấp ủy Đảng chính quyền; các tổ chức tôn giáo trong những năm qua đã vận động được 19.500 người tự nguyện đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời (riêng Kim Sơn là 15.515 người), đến nay đã có 8/8 huyện thành phố có người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời và đã có 5/ 8 huyện thành phố có người hiến giác mạc sau khi qua đời, đến nay toàn tỉnh đã có 253 người hiến giác mạc sau khi qua đời (riêng Kim Sơn là 246 người). Món quà hiến tặng giác mạc là vô cùng ý nghĩa không chỉ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân người khiếm thị, gia đình mà còn giảm bớt gánh nặng cho, cộng đồng và xã hội.
    Công tác Hiến máu nhân đạo - hiến máu cứu người là một phong trào đã được Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Ninh Bình phát động từ  năm 2000 nhưng mỗi năm chỉ lấy được 15 đến 25 đơn vị máu (do các bệnh viện trong tỉnh không có khả năng bảo quản máu); được sự hỗ trợ của khoa huyết học Bệnh viện Bạch Mai (sau này tách ra là Viện Huyết Học Truyền Máu Trung ương); đặc biệt là sau khi UBND tỉnh ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện (năm 2004) thì mỗi năm mỗi lần tiếp nhận máu được trên 100 đơn vị máu năm 2004: 136 đơn vị tại trường Việt Xô; Năm 2005: 163 đơn vị Tại trường LilamaI; Nổi bật trong giai đoạn này là sự kiện hiến máu tình nguyện Giọt Hồng Hoa Lư năm 2009: Tiếp nhận được1.877 đơn vị máu; Những năm sau đó năm sau tăng hơn năm trước đến nay mỗi năm Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện mỗi năm vận động được trên 10.000 người đăng ký hiến máu và tiếp nhận được mỗi năm từ 5000- 6000 đơn vị máu. Trước đây số người hiến máu tình nguyện chủ yếu là sinh viên các trường đến nay phong trào đã thu hút được toàn dân tham gia hiến máu: Điển hình như huyện Nho Quan; Kim Sơn; thành phố Ninh Bình mỗi năm tiếp nhận được trên 500 đơn vị máu, góp phần đẩy mạnh phong trào hiến máu ngày càng phát triển góp phần cứu sống người bệnh; Thời gian tới Hội CTĐ tỉnh tăng cường công tác đăng ký hiến máu dự bị phòng ngừa thảm họa.     
Bên cạnh đó công tác tập huấn thường xuyên được thực hiện chỉ tính từ năm 2015 đến nay. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình đã tập huấn được 265 lớp về phòng ngừa thảm họa- sơ cấp cứu - cứu đuối cho đối tượng dễ bị tổn thương nhất: là giáo viên và học sinh tiểu học ở những nơi có rủi ro cao, công nhân các xí nghiệp, những người có nguy cơ rủi ro cao; Cuối năm 2016 thực hiện dự án Koica của cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc thông qua Hiệp Hội Chữ Thập Đỏ- Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế về “ Xây dựng cộng đồng an toàn trước biến đổi khí hậu và rủi ro thảm họa ở Việt Nam”, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã huấn luyện cho 60 tình nguyện viên về sơ cấp cứu- tai nạn đuối nước và thành lập được điểm sơ cấp cứu với các trang thiết bị cần thiết và đã đi vào hoạt động tại thành phố Tam Điệp làm giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường khi thiên tai thảm họa, rủi ro xảy ra: Tới đây Hội tiếp tục triển khai tập huấn cho tình nguyện viên và thành lập điểm sơ cấp cứu tại Ngã Ba Chạ- Huyện Nho Quan và các địa bàn khác có nguy cơ rủi ro cao  trong tỉnh.
    Trong những năm qua mặc dù rất nhiều khó khăn, Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình luôn xác định công tác chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ trọng tâm của Hội, đặc biệt với tình hình hết sức phức tạp về thiên tai hiểm họa hiện nay việc thực hiện CSSK nhân dân là nhiệm vụ vô cùng cần thiết đòi hỏi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ Thập Đỏ luôn luôn phấn đấu không ngừng thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo đúng 7 nguyên tắc của phong trào Chữ Thập Đỏ và luôn luôn thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam): “ Phải xuất phát từ tình tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”./.

Tác giả: Trịnh Kim Tú - Trưởng phòng CSSK Hội CTĐ tỉnh Ninh Bình
Nguồn: chuthapdoninhbinh.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thống kê truy cập
Hôm nay : 56
Hôm qua : 124
Năm 2024 : 14.758
Năm trước : 64.366
Tổng số : 257.701