• :
  • :
Chào mừng đến với hội chữ thập đỏ Ninh Bình
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Huyết tương đục – tại sao không thể hiến máu?

Khi tham gia hiến máu, một số trường hợp được thông báo rằng huyết tương bị đục và không được hiến máu. Vậy huyết tương đục là gì? Và ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe và việc hiến máu?

 

HUYẾT TƯƠNG ĐỤC LÀ GÌ VÀ NGUYÊN NHÂN?

Máu gồm 2 thành phần chính: các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.

Huyết tương là phần dung dịch trong, có màu vàng nhạt, chiếm tới 55 – 60% lượng máu trong cơ thể.

Thành phần chủ yếu của huyết tương là nước. Ngoài ra huyết tương còn chứa một số thành phần: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng…

Huyết tương thay đổi theo tình trạng sinh lý trong cơ thể. Sau bữa ăn, huyết tương có màu trắng đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ.

Đây là hiện tượng thường do lượng lipid cao trong máu sau khi ăn. Lipid được vận chuyển bởi Chylomicron (một loại lipoprotein) từ ruột qua máu đến gan. Hạt Chylomicron có kích thước khá lớn gây đục huyết tương trong vòng 2 – 3 giờ sau khi ăn với chế độ ăn giàu đạm, mỡ,…

Trong một số trường hợp đặc biệt (bữa ăn rất nhiều đạm, mỡ), tình trạng này có thể kéo dài đến 12 giờ hoặc lâu hơn nữa sau ăn.

Một số trường hợp có tiền sử rối loạn chuyển hóa lipid (tăng mỡ máu) cũng gây ra tình trạng này mà không liên quan đến chế độ ăn.

Nếu trong nhiều lần, xét nghiệm trước hiến máu cho thấy huyết tương đục, ngay cả khi đã cách xa bữa ăn thì bạn nên đi khám kiểm tra sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân gây ra huyết tương đục.

ẢNH HƯỞNG CỦA HUYẾT TƯƠNG ĐỤC VỚI SỨC KHỎE, TRUYỀN MÁU

  • Tình trạng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến máu.
  • Tuy nhiên, khi đơn vị máu có huyết tương đục truyền cho bệnh nhân, thì lượng lớn lipid mới được hấp thụ qua ruột và chưa được chuyển hóa ở gan. Điều này có thể tăng khả năng dị ứng, thậm chí gây sốc nguy hiểm cho người bệnh.
  • Nếu huyết tương đục xảy ra ngay cả khi xa bữa ăn hoặc sau bữa ăn nhẹ, đó có thể là kết quả của rối loạn chuyển hóa lipid kéo dài. Khi đó, người hiến máu cần được phát hiện và điều trị.
  • Tình trạng này có thể làm sai lệch các kết quả xét nghiệm, dẫn đến không đảm bảo an toàn truyền máu.

LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH TÌNH TRẠNG NÀY KHI THAM GIA HIẾN MÁU

Để đảm bảo an toàn đơn vị máu, trước khi đăng ký hiến máu, quý vị lưu ý:

  • Ăn nhẹ với những đồ ăn ít chất đạm, ít mỡ
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn như: bơ, mỡ, trứng, sữa, nội tạng động vật,…
  • Chỉ đến hiến máu từ sau 4 – 6 giờ sau khi ăn thức ăn giàu đạm, mỡ.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia.

Nguồn: https://vienhuyethoc.vn/huyet-tuong-duc-tai-sao-khong-the-hien-mau/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thống kê truy cập
Hôm nay : 81
Hôm qua : 109
Năm 2024 : 41.961
Năm trước : 64.366
Tổng số : 284.904